Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, những người ngủ muộn sẽ dễ mắc các triệu chứng trầm cảm, mức độ suy nghĩ tiêu cực lặp lại cao hơn. Lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Vì thế, hãy cùng tìm hiểu thời gian ngủ hợp lí nhất cho cơ thể chúng ta ở bài viết dưới đây.
Nên đi ngủ lúc mấy giờ là tốt nhất?
Ngủ là hoạt động sinh lý vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của con người, đây không chỉ là thời gian nghỉ ngơi, đào thải những độc tố ra khỏi cơ thể mà còn là thời điểm cơ thể được tái tạo năng lượng. Giúp giảm nguy cơ bệnh tật và giúp bạn có tinh thần vui vẻ, thoải mái vào ngày hôm sau.
Các chuyên gia đều khuyến khích mọi người nên đặt mục tiêu ngủ khoảng 7 đến 9 tiếng mỗi ngày và bạn nên ngủ sớm, thức dậy sớm sẽ giúp đảm bảo sức khỏe và chuẩn bị cho một ngày làm việc hiệu quả. Trong một ngày mỗi người sẽ trải qua 2 giấc ngủ, một giấc ngủ dài vào buổi tối và một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa. Giấc ngủ trưa bạn nên ngủ mấy giờ tốt nhất, theo các chuyên gia bạn nên bắt đầu giấc ngủ buổi trưa từ 13h và giấc ngủ trưa chỉ cần kéo dài 20 đến 30 phút sẽ giúp bạn khôi phục lại nguồn năng lượng, duy trì thể trạng tốt cho thời gian làm việc buổi chiều.
Buổi tối mấy giờ nên đi ngủ cũng là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm. Theo các chuyên gia bạn cần thư giãn cơ thể, đi ngủ từ thời điểm 21h – 22h và thức dậy sớm từ thời điểm 5 – 6h sáng hôm sau. Thời điểm mấy giờ nên đi ngủ được xây dựng trên cơ chế hoạt động đồng hồ sinh học của cơ thể với các mốc thời gian trong giấc ngủ như sau:
- Trong khoảng thời gian từ 21 – 23 giờ là thời điểm bài độc của cơ thể, trong thời điểm này tốt nhất bạn nên nằm nghe nhạc trong không gian yên tĩnh để giúp cơ thể dễ đi sâu vào giấc ngủ. Vì vậy nên đi ngủ từ lúc mấy giờ, đi ngủ mấy giờ là tốt nhất bạn nên lựa chọn thời gian đi ngủ phù hợp để giấc ngủ sẽ bắt đầu trong khoảng thời gian 2 tiếng này.
- Thời gian từ 23h đến 1h sáng hôm sau là thời gian thải độc của gan.
- Từ 1 đến 3h sáng là thời điểm nên ngủ say để giúp mật bài độc hoàn toàn ra khỏi cơ thể.
- Phổi là cơ quan sẽ bài độc tốt vào thời điểm từ 3 đến 5h sáng.
- Từ 5h đến 7h sáng là thời điểm dành cho ruột già bài độc ra khỏi cơ thể. Bạn nên thức dậy vào khoảng thời gian này và đi vệ sinh. Sau thời gian này từ 7 đến 9 giờ bạn có thể ăn sáng để ruột non hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng.
Thời gian đi ngủ lý tưởng
Thông thường sau 10 ngày duy trì thời gian đi ngủ trên, cơ thể bạn sẽ hình thành một thói quen, đến khoảng khung giờ đó sẽ có tín hiệu kích thích bạn nên đi ngủ đi. Lúc này bạn nên tiếp tục thực hiện việc đi ngủ đúng giờ và nhắc nhở các thành viên trong gia đình cùng đi ngủ thôi để đảm bảo một sức khỏe tốt nhất nhé.
Lợi ích của việc ngủ đúng giờ, đủ giấc
Não bộ được phục hồi và làm việc hiệu quả hơn
Một giấc ngủ sâu, ngon giấc rất quan trọng đối với chức năng của não, bao gồm nhận thức, sự tập trung, năng suất và hiệu suất. Giấc ngủ sâu và ngon giấc sẽ giúp bộ não nghỉ ngơi và lọc sạch những chất chuyển hóa được tích tụ trong hệ thần kinh sau một ngày làm việc, học tập mệt mỏi. Việc ngủ đủ giấc cho phép chúng ta làm việc hiệu quả hơn nhờ vào bộ não được linh hoạt và xử lý thông tin nhạy bén hơn, thúc đẩy một ngày làm việc mới hiệu quả.
Cải thiện hệ miễn dịch
Các nhà nghiên cứu người Đức đã chỉ ra rằng một giấc ngủ ngon giúp cải thiện chức năng của các tế bào T – loại tế bào miễn dịch, có tác chống lại các mầm bệnh nội bào như các tế bào bị nhiễm virus như cúm, HIV, herpes và tế bào ung thư…
Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nếu bạn thường xuyên đi ngủ đúng giờ và đủ giấc, có thể hỗ trợ giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Cụ thể, trong lúc ngủ sâu, hệ miễn dịch sẽ tiết ra các cytokine có lợi, giúp bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh hay tác nhân gây hại khác, từ đó phục hồi và giảm nguy cơ mắc bệnh. Đồng thời, thời gian ngủ khoa học cũng giúp tăng độ dính của các integrins – một loại phân tử protein giúp hỗ trợ kết dính tế bào T với mầm bệnh (đặc biệt là tế bào nhiễm virus hoặc tế bào ung thư) để dễ dàng thực hiện chức năng bảo vệ
Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Đi ngủ đúng giờ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch
Các chuyên gia lý giải, vì những người thiếu ngủ có nồng độ hormone gây stress và các chất gây viêm trong máu cao hơn, đây là tác nhân hàng đầu gây ra bệnh lý tim mạch.
Ngoài ra, béo phì cũng liên quan đến bệnh tim mạch. Cụ thể, những người bị thiếu ngủ có xu hướng ăn nhiều hơn, đặc biệt là đồ ăn vặt. Ngoài ra, ngủ không đủ giấc có thể làm suy giảm hệ thống chi phối năng lượng của não, họ thường bị hấp dẫn bởi thực phẩm ngọt, béo và ít có nhu cầu ăn nhiều hơn. Bên cạnh đó, thiếu ngủ khiến họ luôn trong tình trạng mệt mỏi, lừ đừ, không có hứng thú trong việc luyện tập thể dục, thể thao. Từ đó, người ít ngủ, ngủ không ngon giấc có nguy cơ đồng mắc bệnh lý béo phì và tim mạch, đặc biệt là chứng ngưng thở khi ngủ.
Giúp ngăn ngừa lão hóa
Ngủ đúng giờ và đủ giấc giúp bạn trẻ lâu, hạn chế nếp nhăn và ngăn ngừa lão hóa. Trong khi ngủ sâu, các tế bào chết, già cỗi trên da được bài trừ và thay thế bởi những tế bào tươi mới và tràn đầy sức sống hơn. Ngoài ra, ngủ sớm giúp loại bỏ nếp nhăn và đem đến tinh thần sảng khoái vào ngày hôm sau, từ đó chống lại quá trình lão hóa một cách tốt nhất.