Những điều bạ cần biết về ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là gì?
Cổ tử cung của chị em phụ nữ được bao phủ bởi một lớp mô mỏng – lớp mô này được tạo thành từ các tế bào. Ung thư cổ tử cung là do các tế bào ở cổ tử cung (phần dưới của tử cung) bắt đầu phát triển vượt quá mức kiểm soát của cơ thể gây ra. Các tế bào mới này phát triển nhanh chóng và tạo ra khối u trong cổ tử cung.
Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung
- Nhiễm virus HPV (Human Papillomavirus) 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 68, 82. Trong đó khoảng 2/3 số ung thư cổ tử cung là do týp HPV 16 và 18.
- Hút thuốc lá.
- Suy giảm miễn dịch do thuốc hay các bệnh lý ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch như HIV, AIDS.
- Nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục như herpes sinh dục, HIV, chlamydia…
- Lạm dụng thuốc tránh thai thời gian dài làm tăng khả năng viêm niêm mạc màng trong tử cung và khiến việc thụ thai trở nên khó khăn hơn.
- Chế độ ăn ít trái cây và rau.
- Thừa cân có thể làm tăng nồng độ Estrogen (hormone sinh dục nữ chính), dẫn đến nguy cơ cao bị ung thư tuyến.
- Sinh đẻ nhiều lần – sinh con sớm: Những phụ nữ sinh từ 3 con trở lên hoặc sinh con trước 17 tuổi có khả năng bị ung thư cổ tử cung gấp đôi người bình thường.
- Tiền sử gia đình có người bị ung thư cổ tử cung: Nếu gia đình bạn có người hoặc chính bố, mẹ bạn mắc các bệnh nguy hiểm thì bạn cũng sẽ có tỉ lệ mắc bệnh khá cao.
Dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung
Nhận biết ung thư cổ tử cung thường dựa trên một số triệu chứng lâm sàng như:
- Đau vùng chậu không liên quan tới kinh nguyệt
- Đau khi giao hợp
- Tăng số lần đi tiểu
- Đau khi đi tiểu
- Chảy máu bất thường sau giao hợp, giữa các kì kinh hoặc sau mãn kinh.
- Âm đạo tăng tiết dịch bất thường, hoặc có mùi khó chịu
Các biện pháp phòng tránh ung thư cổ tử cung
- Tránh xa thuốc lá và các chất kích thích.
- Thực hiện kế hoạch hóa gia đình : Việc sinh con đúng độ tuổi và sinh đúng kế hoạch 2 con sẽ rất tốt cho chị em phụ nữ. Việc không thhực hiên kế hoạch hóa gia đình như sinh con muộn, hay sinh nhiều con thì lúc đó chính là thời điểm tốt cho virus thành bệnh, sức đề kháng của phụ nữ lúc đó đã yếu đi nhiều
- Tiêm vắcxin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung. : HPV là viết tắt của virus Human Papilloma, nhưng thật ra có hơn 100 loại virút có liên quan trong nhóm này. Tình trạng nhiễm virus HPV khi phụ nữ có quan hệ tình dục ở những người có độ tuổi còn trẻ xảy ra khá thường xuyên.
- Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần : Việc khám phụ khoa là vô cùng quan trọng, khám phụ khoa sẽ phát hiện ra sớm các vấn đề không tốt, làm thêm xé nghiệm tế bào cổ tử cung (pap smear) để kiểm soát ung thư cổ tử cung một cách hiệu quả nhất.
- Quan hệ tình dục an toàn : Hạn chế việc có nhiều bạn tình, quan hệ chung và đông người, những điều này sẽ làm tăng khả năng có bệnh, là môi trường cho virus có hại phát triển.
- Vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách : Hàng ngày vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, không được thụt rửa quá sâu với dung dịch vệ sinh, làm nhẹ nhàng bên ngoài. Cần lưu ý việc vệ sinh trước và sau khi quan hệ.