Vật lý trị liệu, khái niệm không hề mới, nhưng lại rất ít người hiểu hết được tác dụng “thần kỳ” mà phương pháp này mang lại. Bài viết dưới đây sẽ “vạch trần sự thật” về vật lý trị liệu mà bạn không thể bỏ qua.
Vật lý trị liệu là gì?
Vật lý trị liệu là phương pháp phòng/chữa bệnh bằng các phương pháp trị liệu: vận động cơ học, siêu âm, nhiệt, điện…, điều này sẽ giúp cơ thể phục hồi các chức năng bị suy giảm.
Không giống như những phương pháp khám chữa bệnh khác, bạn có thể tự tham gia vật lý trị liệu mà không cần tham khảo lời khuyên của bác sĩ.
Đối tượng cần tìm đến vật lý trị liệu
Nếu bạn gặp phải những vấn đề sau và vẫn “vật lộn” với chúng mỗi ngày. Lời khuyên là hãy tìm đến vật lý trị liệu, đây chính là vị “cứu tinh” cho bạn lúc này.
– Bệnh lý về thần kinh – cơ: Chấn thương sọ não, bại não, đột quỵ, tổn thương tủy sống…
– Bệnh lý về cơ – xương – khớp: Gãy xương, thoái hóa cột sống, gai cột sống, vẹo cột sống, tổn thương dây chằng…
– Bệnh lý về hô hấp, tim mạch: viêm phổi, hen phế quản, tắc nghẽn phổi….
– Bệnh bẩm sinh: Chậm phát triển trí não, viêm màng não, dị tật bẩm sinh…
– Sau phẫu thuật: Lúc này một vài bộ phận của cơ thể sẽ chưa hoạt động lại bình thường. Lúc này, các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp bạn lấy lại sự linh hoạt và tăng sức mạnh của cơ bắp.
Hầu hết các bệnh lý về cơ – xương – khớp đều cần tìm đến phương pháp vật lý trị liệu
Các hình thức vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu không chỉ dừng lại ở các bài tập, chúng bao gồm rất nhiều loại khác nhau, nhưng cơ bản được phân thành hai dạng chính: thụ động và chủ động.
Thụ động
Là hình thức không yêu cầu bạn phải hoạt động quá nhiều mà sẽ được sự giúp đỡ của các nhà vật lý trị liệu hay máy móc, thiết bị. Các phương pháp bao gồm: liệu pháp nhiệt hoặc lạnh, massage, sử dụng sóng âm, kéo nắn, nắn trật khớp…
Chủ động
Đúng như tên gọi, hình thức này yêu cầu bạn phải vận động khá nhiều. Chủ yếu sẽ tập trung vào các động tác kéo dãn và tăng cường sức mạnh của cơ bắp….Những bài tập này sẽ thúc đẩy dòng chảy của máu từ đó giúp cơ bắp khỏe mạnh hơn, hỗ trợ quá trình phục hồi cho các vùng bị tổn thương.
Một điều thú vị không phải ai cũng biết đó là vật lý trị liệu còn bao gồm cả phần giáo dục và đào tạo việc ngăn ngừa chấn thương, hướng dẫn sử dụng các thiết bị hỗ trợ đi lại như nạng và xe lăn, hoặc hướng dẫn thực hiện các hoạt động hàng ngày (đối với bệnh nhân bị tổn thương não)….