Bạn thường xuyên quên mang theo chìa khóa nhà? Bạn quên mang ví khi đi mua đồ, bạn quên đồ vừa mua tại quán, cửa hàng, siêu thị? Bạn hầu như không nhớ những món mình đã ăn trong buổi tối hôm trước? Bạn hay quên cuộc hẹn với người khác? Nếu những điều này dường như xảy ra mỗi ngày, mà tuổi của bạn chỉ dưới 40 thì không nên xem thường.
Huyết áp thấp là nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ
Trái với suy nghĩ của số đông cho rằng trí nhớ kém là vấn đề của tuổi già, trên thực tế, bạn sẽ ngạc nhiên khi biết suy giảm trí nhớ đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Đây là vấn đề không nên xem nhẹ. Cho dù ở tuổi 16 hay 60, bạn phải đấu tranh để không bị suy giảm trí nhớ, đặc biệt là những người bị huyết áp thấp. Vì một trong những nguyên nhân phổ biến gây suy giảm trí nhớ là do chứng bệnh huyết áp thấp kéo dài không được chữa trị dứt điểm.
Tại sao huyết áp thấp kéo dài gây suy giảm trí nhớ?
Huyết áp là áp lực dòng máu tác động lên thành động mạch khi tim co bóp bơm máu. Huyết áp thấp khiến lưu lượng tuần hoàn máu trong cơ thể bị giảm sút, não bộ sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên do nó ở vị trí xa tim nhất. Đối với những người thường xuyên tụt huyết áp sẽ hình thành thói quen tụt theo giờ, theo ngày. Ngày nào cũng như ngày nào, cứ đến giờ đó lại bị tụt huyết áp. Giống như một chiếc đồng hồ báo thức vậy. Các tế bào thần kinh sẽ không được nuôi dưỡng đầy đủ, quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn bình thường dẫn tới nhiều hệ quả đối với sức khỏe như khó tập trung, hay quên, suy giảm trí nhớ.
Huyết áp càng thấp thì nguy cơ bị giảm hoặc mất trí nhớ càng cao. Đặc biệt, huyết áp giảm 10mmHg thì nguy cơ bị mất trí nhớ tăng 20%. Những người có mức huyết áp thấp kéo dài liên tục trong vòng 2 năm thì sẽ có khả năng bị mất trí nhớ cao gấp 2 lần.
Dấu hiệu suy giảm trí nhớ ở người bệnh huyết áp thấp
Suy giảm trí nhớ do huyết áp thấp gây ra
Ngoài các triệu chứng thường gặp như hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, nước da xanh tái… thì trí nhớ giảm sút cũng hay gặp ở những người bị huyết áp thấp mạn tính. Bạn có thể nhận thấy tình trạng này thông qua các dấu hiệu như:
– Quên những sự vật, hiện tượng vừa mới xảy ra, quên tên người mới gặp
– Hay có những câu hỏi lặp lại tương tự nhau
– Quên từ hoặc nhầm lẫn các từ khi nói
– Phải mất nhiều thời gian hơn để làm những công việc quen thuộc hằng ngày
– Đặt đồ vật ở các vị trí khác nhau, không thể nhớ ra đã đặt ở đâu
– Bị lạc khi đi bộ hoặc khi lái xe xung quanh một con phố quen thuộc trước đây
– Tâm trạng vui buồn, cáu gắt… thay đổi đột ngột hoặc thực hiện các hành động mà không có lý do rõ ràng
Biện pháp ngăn ngừa suy giảm trí nhớ do huyết áp thấp
Muốn ngăn ngừa tình trạng suy giảm trí nhớ thì phải trị tận gốc căn nguyên là bệnh huyết áp thấp. Thuốc Tây Y chỉ có tác dụng trợ tim, co mạch, nâng huyết áp lên trạng thái bình thường tạm thời trong trường hợp tụt huyết áp. Còn Đông Y với nguyên lý chữa bệnh “lập lại trạng thái cân bằng chỉnh thể” sẽ có tác dụng trị tận gốc căn nguyên bệnh.
– Chế độ dinh dưỡng: tăng cường các thực phẩm tốt cho quá trình tạo máu như thịt nạc, trứng, sữa, bông cải xanh, bí ngô…Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, sau khi ăn nên nghỉ ngơi 30 phút. Có thể ăn mặn hơn một chút trừ người mắc bệnh tim, thận
– Uống nhiều nước, kiêng rượu bia, thuốc lá
– Tăng cường tập thể dục thể thao hằng ngày nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thiền…để tăng sức bền và sức chịu đựng của cơ thể, kích thích tuần hoàn máu
– Đọc sách, chơi các trò chơi trí tuệ như giải ô chữ, giải câu đố, sudoku, rubik…giúp tăng cường khả năng tư duy của não bộ, giúp cải thiện trí nhớ
– Ngủ sớm dậy sớm: cố gắng tạo ra thói quen đi ngủ trước 23h và ngủ 7-8 giờ mỗi đêm
Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp về tình trạng sức khỏe cũng như vấn đề liên quan đến tình trạng suy giảm trí nhớ, bạn có thể chat box ngay bên dưới hoặc truy cập namhong.com để được giải đáp.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh.