Giấc ngủ điều chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể, giúp cho não bộ được nghỉ ngơi, loại trừ căng thẳng và mệt mỏi, tăng cường khả năng tập trung, trí nhớ và sự sáng suốt. Trong khi ngủ, trái tim được giảm cường độ hoạt động, nhịp độ của hệ tuần hoàn ổn định hơn… Chính vì vậy bạn cần phải có một giấc ngủ sâu, đầy đủ và không bị ảnh hưởng nhiều từ những tác động bên ngoài.
4 yếu tố hình thành một giấc ngủ ngon
Giấc ngủ có vai trò gì với não bộ?
Thời lượng ngủ
Đối với trẻ sơ sinh ngủ đủ 17 tiếng/ngày hoặc hơn, trẻ 6 tháng tuổi ngủ 12 tiếng/ngày, trẻ 10-12 tuổi ngủ 8-9 tiếng/ ngày, trẻ tiền dậy thì, ngủ nhiều hơn một chút, sau đó mới ngủ như người lớn.
Người trưởng thành ngủ từ 7-8 giờ mỗi đêm, riêng người cao tuổi thường ngủ dưới 6 giờ mỗi đêm).
Có giấc ngủ ngắn xen lẫn
Chẳng hạn như giấc ngủ trưa, hay tranh thủ sau giờ làm việc căng thẳng tranh thủ ngủ một giấc ngắn. Những giấc ngủ ngắn này tạo cho con người sự thoải mái sau thời gian làm việc căng thẳng, giúp cho khả năng tiếp nhận thông tin tốt hơn. Khi con người thức, thông tin bị “nhốt” trong ký ức ngắn hạn ở thùy hải mã (hippocampus) trong não. Trong lúc chúng ta ngủ, thông tin di chuyển vào ký ức dài hạn trong vỏ não. Hiện tượng này không chỉ giúp não xử lý thông tin mới, mà còn giải phóng “kho chứa” để não tiếp nhận thông tin mới.
Duy trì giấc ngủ tốt (không giật mình, không gặp ác mộng…).
Việc duy trì giấc ngủ tốt sẽ tạo sự thông suốt trong quá trình ngủ. Do những tác động từ ngoại cảnh như có người đánh thức, có nhiều tiếng động làm ồn, hay những cơn ác mộng trong khi ngủ… sẽ làm bạn thức giấc. Điều này tạo ra sự mệt mỏi, căng thẳng, khó chịu, thậm chí là cáu gắt ở người ngủ.
Có thời gian biểu ngủ
Để đảm bảo hoặc điều chỉnh giấc ngủ khi cần và tạo thói quen tốt cho ngủ, nghỉ. Việc tuân theo một lịch trình nhất định sẽ giúp giấc ngủ của bạn không bị những xáo trộn bất thường, từ đó chất lượng giấc ngủ sẽ tốt hơn rất nhiều. Thời gian ngủ cũng nên duy trì trong khoảng 7-8 tiếng để đủ giấc. Cố gắng đi ngủ sớm và thức dậy vào mỗi buổi sáng sớm để đồng hồ sinh học của bạn hoạt động một cách đều đặn.
Vai trò của giấc ngủ đối với não bộ
Giúp não hoạt động nhanh hơn và chính xác hơn
Mỗi khi thức quá khuya hoặc mất ngủ, bạn cảm thấy người mình dường như trống rỗng, chẳng thể tập trung suy nghĩ được bất cứ điều gì? Có lẽ bạn đã trải qua cảm giác sau một đêm mất ngủ, bạn dường như đưa ra những quyết định ngốc nghếch hay phản ứng chậm với tất cả những gì xảy ra vào ngày hôm sau.
Giấc ngủ giúp bạn xử lý các thông tin mới
Bạn có tin hay không việc bộ não của bạn thực sự có thể xử lý các thông tin phức tạp khi bạn đang ngủ? Các chuyên gia về sức khỏe cho biết, não bộ chúng ta luôn duy trì một mức độ nhận thức nhất định, ngay cả khi chúng ta ngủ.
Giấc ngủ còn tác động nhiều hơn đến các chức năng não bộ. Theo công bố từ Tạp chí Current Biology, khi bạn ngủ, não vẫn giúp bạn xử lý tất cả những thông tin mới diễn ra trong khoảng thời gian này. Hay nói một cách khác, não thậm chí đang học kể cả khi bạn đi ngủ.
Giấc ngủ giúp bộ não nhớ lâu hơn
Giấc ngủ có ý nghĩa rất nhiều đối với các chức năng não bộ, đặc biệt là đối với trí nhớ. Trong thời gian bạn ngủ, một bộ phận của não bộ sẽ bắt đầu bận rộn với việc xử lý các ký ức đã diễn ra, hình thành trong suốt một ngày. Thậm chí, bộ phận này của não còn liên kết những kỷ niệm, thông tin mới được ghi nhớ này với những thông tin trong quá khứ.
Không chỉ có vậy, khi bạn ngủ, não của bạn cũng thực hiện sàng lọc thông tin, chỉ giữ lại những thông tin có giá trị và loại bỏ các thông tin không cần thiết. Cũng như cách bạn lọc dung lượng bộ nhớ các thiết bị. Não cũng cần sàng lọc để tạo không gian cho bạn lưu trữ các thông tin mới vào ngày hôm sau.
Giấc ngủ giúp bộ não suy nghĩ sáng tạo hơn
Đã bao giờ bạn nghe nói, chức năng não bộ của não sẽ hoạt động tốt hơn, giúp bạn sáng tạo hơn khi bạn ngủ? Trên thực tế, bạn càng ngủ đủ giấc thì khả năng sáng tạo sẽ càng cao.
Giấc ngủ giúp não loại bỏ các yếu tố độc hại
Có phải bạn vẫn hay nghe đến công dụng detox của than hoạt tính, giấm táo hay nước ép trái cây? Bạn có biết, giấc ngủ cũng có khả năng đó? Trong lúc bạn ngủ, giấc ngủ sẽ gây tác động đến các chức năng não bộ, khiến não hình thành hormone tăng trưởng, củng cố ký ức và hình thành các kết nối thúc đẩy sự sáng tạo.
Một giấc ngủ ngon giúp cải thiện chức năng não bộ
Bí quyết để có một giấc ngủ ngon giúp cải thiện chức năng não bộ
Để có một giấc ngủ ngon hơn và giúp não hoạt động tốt hơn, bạn nên:
- Tắm nước ấm trước khi ngủ
- Không dùng các thiết bị điện tử trước khi ngủ
- Tắt hết đèn để tạo tín hiệu cho não biết bạn cần đi ngủ
- Không dùng các chất kích thích trước khi ngủ
- Nghe nhạc, thư giãn
- Chọn chăn ga gối nệm phù hợp với cơ thể
Hãy cố gắng ngủ đủ giấc và đầu tư cho giấc ngủ của mình để não có thể hoạt động tốt nhất