Những người bị trĩ ngoại thường có cảm giác đau đớn, thậm chí là ra máu khi đi đại tiện. Thế nhưng do chủ quan mà nhiều người đã bỏ qua các dấu hiệu nhận biết này, dẫn dến việc bệnh phát triễn nặng hơn với nhiều biến chứng nguy hiểm. Tìm hiểu cách nhận biết và cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà hiệu quả sẽ giúp bạn xóa tan mọi lo lắng về căn bệnh này.
Trĩ Ngoại Là Gì?
Theo các chuyên gia về hậu môn – trực tràng, trĩ ngoại hình thành do chùm tỉnh mạch ngoài hậu môn bị rối thành búi, gây căng giãn. Búi trĩ xuất hiện ở dưới đường lược, ngay bên ngoài hậu môn nên có thể sờ thấy hoặc nhìn thấy bằng mắt thường được.
Ngay từ giai đoạn đầu trĩ ngoại đã gây đau rát cho người bệnh khi ngồi hoặc cọ sát trĩ ngoại ít chảy máu hơn trĩ nội nhưng dễ bị sưng tấy.
Các Cấp Độ Của Trĩ Ngoại.
Trĩ ngoại độ 1: Lúc này vùng hậu môn của người bệnh sẽ có hiện tượng đau rát, ngứa ngáy khó chịu và sưng phồng lên. Cảm giác đau rát này sẽ xuất hiện nhiều lên dựa vào mức độ sưng phồng của búi trĩ.
Ở giai đoạn này, búi trĩ chỉ chỉ mới hình thành với một kích thước nhỏ bằng hạt đậu, nó làm cho người bệnh gặp khó khăn khi đi đại tiện, đôi khi có máu dính trên giấy vệ sinh.
Trĩ Ngoại độ 2: Là giai đoạn này búi trĩ bắt đầu to hơn nó gây cảm giác lộm cộm, cấn cấn khó chịu. Lúc này người bệnh sẽ phải hứng chịu những cớn đau rát nhiều hơn, thậm chí là xuất huyết sau khi đi vệ sinh.
Đặc biệt ở cấp độ 2, búi trĩ sẽ khiến cho vùng hậu môn tiết ra một chất dịch có mùi hôi tanh rất khó chịu. Hiện tượng này đi kèm với việc vệ sinh không đảm bảo, rất dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm vùng hậu môn.
Trĩ Ngoại độ 3: Được xem là giai đoạn rất dễ nhận biết các búi trĩ. Bới ở giai đoạn này búi trĩ bắt đầu phát triễn to dân ra, bạn không chỉ quan sát thấy bằng mắt thường mà còn có thể sờ và cảm nhận được búi trĩ,.
Khi bệnh trĩ ngoại đã tiến triễn đến cấp độ 3 thì lúc này xuất hiện chứng xuất huyết máu chảy thành giọt hoặc thành tia ngày càng nhiều hơn.
Đây được xem là một mức độ nguy hiểm, vì lúc này đây các tỉnh mạch đã bị tắc nghẽn cũng như búi trĩ đã tăng gấp đôi, nó gây ra hiện tượng tắc mạch trĩ, khiến cho bệnh nhân cảm thấy đau đớn.
Trĩ ngoại độ 4: Đây được xem là giai đoạn cuối cùng của bệnh trĩ, lúc này các cơn đau xuất hiện ngày càng nhiều gây ra những biên chứng khó chịu cho người bệnh.
Tình trạng máu xuất hiện mỗi lần đi đại tiện xay ra với tần suất nhiều hơn, búi trĩ dần to ra không chỉ ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt, mà thậm chí việc di chuyển nhẹ hay đứng lâu cũng gây đau nhức khó chịu.
Qua thời gian nếu bệnh không được điều trị dứt điểm, bệnh nhân có thể có nguy cơ cao bị hoại tử hậu môn hay ung thư trực tràng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng.
Cách Chữa Bệnh Trĩ Ngoại Tại Nhà Hiệu Quả
Trong dân gian có nhiều cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà hiệu quả bằng các thảo dược dễ kiếm không cần phẩu thuật giúp điều trị tận gốc nguyên nhân của bệnh trĩ, nhờ đó khi chữa khỏi thì bệnh sẽ không còn tái phát trở lại nữa.
Chữa bệnh trĩ ngoại bằng lá Thiên lý
Lấy 100g lá thiên lý và 5g muối ăn, lá rửa sạch giã với muối, thêm khoảng 30 ml nước rồi lọc qua vãi màn, tẩm vào bông rồi đắp lên chỗ trĩ ( đã vệ sinh sạch bằng thuốc tím ). Đóng khố để giữ bông này, mỗi ngày làm như vậy 1 – 2 lần, sẽ thấy hiệu quả sau 3 – 5 ngày thực hiện.
Chữa bệnh trĩ ngoại bằng Cây lá Bỏng
- Trị chứng trĩ: Dùng 6 g lá bỏng, 6 g lá rau sam, rửa sạch nhai sống hoặc sắc uống. Nếu bị lòi dom hay lở hậu môn thì nấu nước Bồ kết ngâm hậu môn và giã lá sống đời đắp vào búi trĩ.
- Trị chứng đại tiện ra máu: Lấy 30 g lá bỏng, 10 g lá nhọ nồi, 10 g ngãi cứu ( sao cháy ) 10 g lá trắc bá ( sao cháy) sắc uống ngày 1 thang.
Cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà hiệu quả bằng đu đủ xanh
Cắt một trái đu đủ xanh điều quan trọng là quả đu đủ phải còn tươi và nhiều nhựa. Sau đó tối đến giờ đi ngủ thì bổ đôi quả đu đủ đó ra, buộc úp 2 nữa quả đu đủ vào mỗi bên cẳng chân, cuống quay lên trên. Cứ để như vậy ngủ qua đêm. Mạch máu của búi trĩ sẽ co thắt lại như bôi thuốc co mạch trực tiếp. Làm như vậy cho đến khi thấy búi trĩ biến mất thì thôi.
Ưu Và Nhược Điểm Của Các Bài Thuốc Dân Gian
Ưu điểm: Các nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền, cách làm đơn giãn
Nhược điểm: Các bài thuốc dân gian chỉ áp dụng đối với những trường hợp trĩ ở cấp độ nhẹ, điều trị lâu có kết quả không nhanh như các chế phẩm Đông Y bắt buộc người bệnh phải có sự kiên trì thực hiện, mất nhiều thời gian
– Quan trọng hơn là những cách làm theo kiểu dân gian rất dễ bị viêm nhiễm nếu không được vệ sinh cẩn thận, để bị viêm nhiễm sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
Sử Dụng Các Chế Phẩm Đông Y Để Chữa Trĩ Ngoại Tại Nhà.
Theo quan niệm của Y Học Cổ Truyền thì búi trĩ hình thành là do Tỳ Vị Suy Yếu, Khí Hư Hãm, Khí Ứ, Khí Trệ lâu ngày làm cho các búi tỉnh mạch bị giãn, phồng và sưng lên. Giãn tỉnh mạch trong hậu môn sinh ra Trĩ Nội, giãn tĩnh mạch ngoài hậu môn sinh ra Trĩ Ngoại.
Tỳ vị hư yếu là do các nguyên nhân sau.
Thứ nhất: Là do chất dinh dưỡng trong thức ăn không đầy đủ hoặc do ăn uống bừa bãi, thứ mà các danh y gọi là ” ham ăn đồ hậu vị ” chính là các loại thức ăn, uống cay nóng như tiêu, ớt, cafe, rượu, chè … làm cho chức năng vận hóa của tạng tỳ bị tổn thương
Thứ hai: Là do tình chí con người bị kích thích quá mức, đả được YHCT đúc kết là ” Lo quá hại tỳ ”
Thứ ba: Là do tạng thận vì ” sắc dục quá độ ” làm cho nguồn tinh khí bị hao tán, nên không đủ để đưa lên nuôi dưỡng tỳ dương. Tỳ đã hư thì làm cho vị ( có quan hệ biểu lý với tỳ ) cũng bị suy theo. Khi tỳ vị đã suy yếu thì không vận hóa được thủy cốc, nên tinh hoa của đồ ăn, uống không biến thành chất dinh dưỡng nuôi cơ thể mà thành thấp nhiệt, đàm trọc ứ đọng làm phát sinh các búi trĩ, tạo thành dịch tiết gây ngứa ngáy vùng hậu môn. Tỳ hư không làm chủ được cơ nhục, làm cơ nhục bị nhẽo ( khí hư gây hạ hãm ), nên các búi trĩ cùng khối da, cơ vùng hậu môn sa xuốn. Tỳ hư không thông nhiếp được huyết, làm chảy máu khi đi đại tiện. Nhiệt tích đọng ở trường vị làm hao huyết, khô tân dịch nên đại tiện bị táo bón.
Khí huyết ứ trệ
Nghĩa là, máu đi từ tim theo động mạch đi tới nuôi các mô ở vùng hậu môn và tiếp tục theo tỉnh mạch trở về tim. Nhưng vì khí huyết ứ trệ máu ở vùng hậu môn theo tỉnh mạch về không hết sẽ dồn tích lại dần dần làm tỉnh mạch vùng hậu môn căng phông lên và mỏng đi ( khi đi đại tiện đôi khi phân cọ sát vào tỉnh mạch làm vỡ tỉnh mạch gây nên hiện tượng đi ngoài ra máu ) và đến khi sa xuống tạo thành trĩ.
Từ những nguyên nhân trên ta thấy rằng căn nguyên của bệnh trĩ đều tác động đến tỳ vị hư yếu, khi hư gây hạ hãm dẫn đến việc hình thành nên căn bệnh trĩ khó chịu này.