Suy giảm trí nhớ là triệu chứng xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau gồm cả người già và người trẻ tuổi. Làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh gây hại đến sức khỏe con người, suy giảm chất lượng cuộc sống vì vậy cần có sự hiểu biết về nguyên nhân và cách hỗ trợ để hạn chế tình trạng suy giảm trí nhớ.
Suy giảm trí nhớ là gì?
Suy giảm trí nhớ còn được gọi là lẫn hay đãng trí, là biểu hiện của việc não bộ hoạt động không bình thường do sự suy thoái của não bộ khiến cho trí nhớ và nhận thức kém dần. Đây là triệu chứng thường phổ biến ở người cao tuổi khi những bộ phận của cơ thể dần bị lão hóa. Tuy nhiên, hiện nay căn bệnh này cũng diễn ra ở thế hệ người trẻ. Căn bệnh này khiến người bệnh giảm sút trí nhớ, tư duy không còn nhạy bén, nhầm lẫn có khi còn không thể chăm sóc được bản thân mình.
Nguyên nhân suy giảm trí nhớ?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh suy giảm trí nhớ có thể chia thành những nguyên nhân như sau:
Do tuổi cao
Theo thời gian thì các cơ quan trong cơ thể dần lão hóa trong có não bộ, khi não bộ dần suy thoái thì tình trạng rối loạn phản xạ sẽ thường xảy ra, các nơron thần kinh dần kém hoạt động khiến cho những phản xạ có điều kiện như ghi nhớ, tập trung, tư duy,… suy giảm. Khiến cho người cao tuổi dễ dàng bị suy giảm trí nhớ, không còn minh mẫn. Đây là hiện tượng thường gặp vì vậy người thân cần khơi gợi, nhắc nhở để các phản xạ được rèn luyện để tránh rơi vào trạng thái lãng quên hoàn toàn
Do bệnh tật
Suy giảm trí nhớ cũng là biểu hiện của nhiều bệnh ở người già như bệnh Alzheimer đây là bệnh có ảnh hưởng xấu đến trí nhớ, hoạt động ngôn ngữ, tư duy và thực hiện các kỹ năng cuộc sống của người bệnh. Ngoài ra đây cũng là biểu hiện phụ của nhiều bệnh như bệnh chấn thương sọ não, bệnh tai biến mạch máu não, bệnh rối loạn tuần hoàn não – đây đều là những bệnh có liên quan đến hoạt động của não bộ, khi não bộ bị tổn thương.
Căng thẳng tâm lý
Nếu có quá nhiều áp lực từ cuộc sống, công việc , con cái, các mối quan hệ trong xã hội,… suy nghĩ quá nhiều dẫn đến tình trạng bất an, căng thẳng làm não bộ bị quá tải cũng là nguyên nhân dẫn đến suy giảm trí nhớ. Nếu tình trạng căng thẳng tâm lý kéo dài có thể bị trầm cảm – đây là yếu tố ảnh hưởng không chỉ về tâm lý mà còn về trí nhớ mà tư duy.
Mất ngủ kéo dài
Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sinh hoạt của mỗi người, đó là thời gian não bộ được nghỉ ngơi sau một thời gian dài làm việc. Mất ngủ gây nên tình trạng sa sút sức khỏe, tinh thần mệt mỏi, nếu như lạm dụng quá nhiều thuốc ngủ để đối phó với tình trạng mất ngủ thì sẽ gây tác dụng phụ là ảnh hướng đến sự ghi nhớ, tư duy Nếu tình trạng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người.
Bị béo phì
Khi bị béo phì thì các khả năng tổng hợp insulin của tuyến tụy giảm làm tác động thay đổi các gen liên quan đến trí nhớ trong não bộ gây ảnh hưởng xấu đến khả năng ghi nhớ của con người.
Ảnh hưởng của bệnh suy giảm trí nhớ
Suy giảm chất lượng cuộc sống: Suy giảm trí nhớ sẽ khiến cho hiệu quả làm việc bị giảm sút, một việc có thể làm đi lặp lại nhiều lần, năng suất làm việc bị giảm, gây cản trở, khó khăn trong quá trình làm việc.
Ảnh hưởng xấu đến tinh thần: Người bị suy giảm trí nhớ luôn trong tình trạng không biết mình đã làm việc này hay chưa? Luôn nghi ngờ những quyết định, việc làm của bản thân. Từ đó dẫn đến dễ dàng bị kích động, cáu gắt, tức giận, luôn thấy uể oải, mệt mỏi, tăng cao những cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống.
Có thể là biểu hiện của nhiều bệnh khác như bệnh đãng trí ở người trẻ, bệnh Alzheimer ở người già, bệnh rối loạn tiền đình…Vì thế nếu có biểu hiện của triệu chứng bệnh cần đi khám và có biện pháp chữa trị kịp thời.
Biện pháp hỗ trợ giảm triệu chứng suy giảm trí nhớ
Tập thể thao: Thường xuyên đi bộ vào sáng sớm hay chiều tối trước và sau bữa ăn từ 1-2 tiếng ở những nơi thoáng mát, sạch sẽ sẽ làm tinh thần được thoải mái, não bộ thư giãn. Bên cạnh đó, kết hợp thêm các hoạt động nhẹ nhàng như vươn vai, giãn lưng, tập cổ… cũng tốt cho việc rèn luyện các cơ và tuần hoàn máu trong cơ thể.
Hạn chế áp lực cuộc sống:
Để não không hoạt động quá tải dẫn đến suy thoái thì cần phải sống và làm việc khoa học, không ôm đồm công việc, dẹp bỏ các áp lực thường xuyên trò chuyện với người thân để giải tỏa tâm lý. Dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn.
Ăn uống khoa học, lành mạnh:
Cần hạn chế ăn những thực phẩm có nhiều chất béo, carbohydrate và đường, để tránh bị béo phì gây suy giảm trí nhớ. Tăng cường ăn nhiều rau củ quả, uống nhiều nước, các thực phẩm giàu vitamin.
Hi vọng là những thông tin vừa rồi có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh suy giảm trí nhớ rồi nhé! Chúc bạn luôn khỏe mạnh!