Khi phát hiện các khối u ở vùng ngực, chị em phụ nữ thường hoảng hốt lo lắng cho rằng mình bị ung thư vú. Tuy nhiên, thực tế thì có thể những khối u này là lành tính không quá nghiêm trọng như bạn tưởng tượng. Một số người thường hay quan sát tới những dấu hiệu bất thường xảy ra trên vùng ngực của mình, đặc biệt là hiện tượng nổi u cục. Họ còn cho rằng, đây có thể là một trong những triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư vú.
Tuy nhiên, có 4 loại u vú lành tính chỉ gây sưng đau, nổi cục chứ không hề gây hại nhiều như bệnh ung thư. Chính vì vậy, bạn nên nhận biết rõ những loại u vú này là từ bệnh gì để chủ động điều trị từ sớm và ngăn ngừa nguy cơ khối u phát triển thành ung thư vú về sau.
Những biểu hiện cho thấy có nguy cơ ung thư vú:
U xơ tuyến vú
Đây là một trong những loại bệnh phổ biến ở tuyến vú, thuộc dạng u lành tính. Bệnh thường xuất hiện trong độ tuổi nữ giới từ 20 – 30. Các khối u sẽ có hình dạng tròn, nhẵn, bề mặt cứng như có hòn bi trong mô vú.
Khối u này có thể di chuyển trong mô vú và thường xuất hiện tại gần núm vú hay bất kỳ nơi nào khác. Bên cạnh đó, những khối u này có thể tự co lại mà không cần phải điều trị sâu. Dù vậy, bạn vẫn nên chủ động làm sinh thiết để biết xem đây có phải là khối u xơ hóa hay không, từ đó có hướng điều trị hiệu quả.
Xơ nang tuyến vú
Căn bệnh này thường xuất phát từ chứng rối loạn nội tiết tố của nữ giới và triệu chứng dễ nhận thấy nhất là sự biến đổi đột ngột của những khối u vú.
Người bệnh sẽ xuất hiện nhiều khối u hoặc có u ở cả hai bên vú, kèm theo đó là tình trạng tiết dịch ở núm vú. Nhiều người khi gặp phải căn bệnh này thường cảm thấy vú bị sưng đau, ngứa ngáy, khó chịu.
Sờ thấy khối u ở vùng ngực nhưng đó không có nghĩa là bạn bị ung thư vú.
Viêm vú
Với đối tượng nữ giới đang cho con bú thì nguy cơ mắc bệnh viêm vú thường cao hơn. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là vú bị sưng đỏ, nóng rát…
Thật may là bệnh viêm vú chỉ ảnh hưởng ở một bên vú và có thể chẩn đoán từ sớm. Để điều trị căn bệnh này, bạn có thể uống thuốc kháng sinh theo đơn chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa, từ đó giúp ngăn ngừa nguy cơ khối u phát triển thành ung thư vú.
Tăng sinh tuyến vú
Tăng sinh tuyến vú (hay còn gọi là tăng sản vú) là căn bệnh hình thành từ việc tăng sinh các tuyến và ống tuyến vú (kết hợp với xơ hóa mỡ đệm) nên có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú rất cao. Muốn điều trị căn bệnh này triệt để thì bạn cần phải tiến hành phẫu thuật từ sớm để lấy ra các mô vú bất thường, từ đó giúp ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Tầm soát và phòng ngừa:
Tầm soát:
Với phụ nữ bình thường, không có các yếu tố nguy cơ kể trên, nên thực hiện chụp nhũ ảnh tầm soát ung thư vú mỗi năm sau 40 tuổi
Với phụ nữ có nguy cơ ung thư vú cao hơn, nên thực hiện tầm soát ung thư vú sớm hơn, thường từ 30 tuổi hoặc tùy vào từng trường hợp cụ thể
Mỗi người phụ nữ nên có ý thức về sự thay đổi hình dạng và tính chất vú của mình, để có thể phát hiện sớm các bất thường và tới cơ sở y tế kịp thời.
Mời xem thêm: Tầm soát ung thư vú – BS Trần Hoàng Hiệp
Phòng ngừa:
Nâng cao lối sống: tập thể dục, ăn uống lành mạnh, duy trì cân nặng hợp lý
Với phụ nữ mãn kinh, không nên tùy ý sử dụng nội tiết tố thay thế, chỉ sử dụng khi có chỉ định của Bác sĩ.
Ung thư vú là bệnh rất dễ mắc phải ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ Việt. Chính vì vậy càng không thể chủ quan với căn bệnh ung thư này. Ngoài việc thường xuyên kiểm tra sức khỏe “núi đôi”, tìm hiểu kiến thức ung thư vú tổng quan, chị em cũng cần chuẩn bị cho mình một lịch trình sinh hoạt nghỉ ngơi và làm việc hợp lý; và việc bổ sung các thực phẩm hỗ trợ điều trị ung thư, tăng sức đề kháng là vô cùng cần thiết.