Kể từ khi phát hiện ca mắc bệnh đầu tiên, ung thư cổ tử cung trở nên nỗi lo canh cánh đối với chị em phụ nữ về sự phổ biến và nguy hiểm của nó đem lại. Để hiểu hơn về cách chữa trị và phòng tái phát ung thư phổi mời bạn đọc lời giải đáp của 12 câu hỏi dưới đây:
Ung thư cổ tử cung có dấu hiệu, biểu hiện, triệu chứng như thế nào?
Ung thư cổ tử cung là một trong các bệnh ung thư hay gặp ở phụ nữ. Bệnh thường diễn biến âm thầm và rất ít triệu chứng.
Ở giai đoạn sớm, khi khối u chưa xâm lấn, người bệnh thường không cảm thấy có biểu hiện triệu chứng.
Ở giai đoạn tiến triển, bệnh nhân có thể gặp một số triệu chứng khá mờ nhạt và không đặc hiệu như:
- Chảy máu âm đạo bất thường, giữa các kỳ kinh hoặc khi đã mãn kinh
- Chảy máu âm đạo sau khi giao hợp
- Dịch âm đạo bất thường, có thể có mùi
- Đau xương chậu hoặc đau sau giao hợp
- Đau hông, đau thắt lưng, phù chi
- Đái máu
- Gầy sút, mệt mỏi.
Ung thư cổ tử cung có rất ít triệu chứng, do đó, việc thăm khám và tầm soát định kỳ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát hiện bệnh đặc biệt là ở giai đoạn sớm.
Ung thư cổ tử cung có mấy giai đoạn?
Ung thư cổ tử cung được phân chia giai đoạn dựa theo phân loại TNM (kích thước khối u, xâm lấn và di căn).
Về cơ bản, ung thư cổ tử cung được phân thành các giai đoạn từ 0 đến IV theo mức độ tổn thương và xâm lấn. Các giai đoạn từ I đến IV lại được chia thành các phân đoạn nhỏ hơn để đưa ra chỉ định phù hợp nhất trên lâm sàng.
- Giai đoạn 0: khối u giới hạn trong bề mặt cổ tử cung, kích thước nhỏ.
- Giai đoạn I: Ung thư khu trú tại cổ tử cung. Giai đoạn này lại chia thành các giai đoạn nhỏ hơn là IA (IA1 và IA2)và IB (Ib1 và IB2) theo mức độ xâm nhập xuống các lớp cơ bên dưới của thành cổ tử cung.
- Giai đoạn II: Ung thư đã xâm lấn quá cổ tử cung nhưng tổn thương chưa lan đến thành khung xương hoặc 1/3 dưới âm đạo. Giai đoạn này được chia thành IIA và IIB tùy mức độ xâm lấn.
- Giai đoạn III: Ung thư lan đến thành khung xương chậu hoặc quá 1/3 dưới âm đạo hoặc dẫn đến thận ứ nước, có thể mất chức năng. Ung thư lan đến quá 1/3 dưới âm đạo nhưng chưa lan đến khung xương chậu là giai đoạn IIIA, nếu lan đến khung xương chậu là giai đoạn IIIB.
- Giai đoạn IV: Ung thư xâm lấn bàng quang, trực tràng hoặc lan ra ngoài khung xương chậu. Ung thư có di căn xa (giai đoạn IVB)
Ung thư cổ tử cung có chữa khỏi được hoàn toàn không?
Ung thư cổ tử cung tuy là một trong những căn bệnh nguy hiểm ở phụ nữ, có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, đây lại cũng là căn bệnh có cơ hội điều trị khỏi cao nếu người bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm, chưa xâm lấn. Nếu phát hiện ở giai đoạn đầu, việc phẫu thuật bóc tách cổ tử cung hoặc cắt tử cung kèm nạo vét hạch có thể chữa khỏi cho bệnh nhân, có đến 90% bệnh nhân ung thư cổ tử cung phát hiện ở giai đoạn 1 còn sống sau 5 năm.
Ngược lại, nếu được phát hiện ở giai đoạn muộn, bệnh nhân ít có cơ hội điều trị. Khi bệnh đã chuyển biến đến giai đoạn 3, 4 việc điều trị chỉ nhằm mục đích giảm triệu chứng cho bệnh nhân.
Chữa ung thư cổ tử cung như thế nào?
Việc điều trị cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung tùy thuộc vào từng giai đoạn trên từng bệnh nhân, thể trạng của bệnh nhân và có xem xét đến nhu cầu mang thai và sinh con sau này của bệnh nhân.
Thông thường, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung thường được chỉ định điều trị phẫu thuật:
- Đối với phụ nữ trẻ có nhu cầu sinh con tiếp, việc điều trị có thể bảo tồn tử cung và theo dõi.
- Các trường hợp không có nhu cầu hoặc khả năng sinh con tiếp được chỉ định cắt toàn bộ tử cung ngay cả ở các giai đoạn sớm.
Ở giai đoạn giai đoạn sau thường áp dụng kết hợp phẫu thuật, xạ trị và hóa trị liệu một cách linh hoạt, tùy trường hợp cụ thể. Bên cạnh việc tuân thủ theo các phương pháp điều trị theo y học hiện đại, nhiều người bệnh kết hợp điều trị theo đông nam y hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho hiệu quả điều trị cao nhất.
Có nên điều trị ung thư cổ tử cung bằng Đông Y?
Khi được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung, người bệnh nên tuân thủ điều trị theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Bên cạnh đó có thể kết hợp điều trị theo Đông Y giúp nâng cao sức đề kháng, nâng đỡ cơ thể người bệnh. Lưu ý, việc kết hợp điều trị bằng Đông Tây y cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Một số phương thuốc điều trị ung thư cổ tử cung:
- Xao tam phân, sâm ngọc linh kon tum , nấm lim xanh tự nhiên , Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo, Côn bố, Hải tảo, Đương quy, Tục đoạn đều, Toàn yết, Ngô công, Bạch thược, Hương phụ, Phục linh, Sài hồ , Sắc uống.
- Sâm ngọc linh kon tum , nấm lim xanh tự nhiên Bán chi liên, Thổ phục linh, Thảo hà xa, Ý dĩ , Thương truật, Biển súc, Xích thược đều, Bạch hoa xà, Xáo tam phân… sắc uống.
Chữa ung thư cổ tử cung bằng thuốc Nam thế nào?
Nam y là văn hóa chữa bệnh của các dân tộc Việt Nam. Cũng tương đồng với mọi nền văn hóa chữa bệnh khác, Nam Y bắt đầu được xây dựng từ nền y học dân gian Việt Nam.
Kết hợp với thành tựu của các nền y học hiện đại, Nam Y của chúng ta ngày nay góp phần đẩy lui bệnh cho các bệnh nhân ung thư sống sót sau khi thực hiện phẫu thuật, xạ trị, hóa trị ở trong nước hay các kỹ thuật hiện đại khác như tế bào gốc, phóng xạ hạt nhân ở nước ngoài.
Tâm lý được coi là một yếu tố quan trọng trong điều trị bằng Nam Y. Sẽ không thể chữa khỏi bệnh ung thư dù còn ở thể nhẹ nếu như bệnh nhân bi quan, chán nản, bất hợp tác tuân theo chỉ dẫn, thực hiện các y pháp, y thuật của Nam Y, không thay đổi thói quen sinh hoạt xấu.
Ngược lại, đối với những bệnh nhân dù đã mắc bệnh ung thư ở thể nặng hay di căn xa nhưng có ý chí quyết tâm chữa bệnh, tinh thần lạc quan, tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp chữa trị, sử dụng đúng các sản phẩm hỗ trợ điều trị, gia đình tận tình chăm sóc thì có thể dần dần đẩy lùi bệnh đến khỏi.
Bị ung thư cổ tử cung có nên mổ không?
Phẫu thuật là phương pháp điều trị quan trọng nhất trong ung thư, đặc biệt là ở giai đoạn sớm. Phẫu thuật triệt căn có thể loại bỏ hoàn toàn khối u khi chưa có biểu hiện xâm lấn, di căn.
Nếu không thể điều trị triệt căn, phẫu thuật vẫn loại bỏ phần lớn các tế bào ác tính, giảm hiện tượng chèn ép do khối u, tăng thời gian sống thêm và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Điều trị ung thư cổ tử cung có đắt không?
Các bệnh nhân ung thư không chỉ phải đổi mặt với các vấn đề về bệnh tật mà còn phải chịu gánh nặng về mặt y tế rất lớn. Không chỉ chi phí điều trị mà còn rất nhiều chi phí phát sinh trong quá trình điều trị. Chi phí điều trị cho bệnh nhân cũng rất khác nhau, tùy thuộc vào đáp ứng điều trị, các phương pháp điều trị áp dụng cho từng giai đoạn bệnh trên từng bệnh nhân.
Ngoài ra, các cơ sở điều trị khác nhau có chất lượng dịch vụ khác nhau dẫn đến chi phí điều trị cũng có chênh lệch. Chỉ riêng chi phí mổ đã lên đến 10 triệu đồng mỗi bên. Bệnh nhân có thể còn cần chi trả cho xạ trị, hóa trị liệu và các chăm sóc y tế khác.
Điều trị ung thư cổ tử cung ở đâu?
Cơ sở y tế ngày càng được đầu tư và phát triển giúp gia tăng cơ hội sống sót cho bệnh nhân mắc bệnh ung thư tăng lên đáng kể. Vì thế, ở cả ba miền đều có những bệnh viện có đội ngũ y tế giỏi, tận tình cũng những trang thiết bị hiện đại để phục vụ và điều trị bệnh.
- Ở miền bắc, có các bệnh viện ung bướu hàng đầu như bệnh viện K, 108, bệnh viện Bạch Mai hay các bệnh viện tư nhân như bệnh viện Thu Cúc, Hưng Việt..
- Ở miền Trung, người bệnh có thể đến Trung tâm ung bướu – bệnh viện trung ương Huế và bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng, nơi mới được đầu tư trang thiết bị y tế cùng đội ngũ bác sỹ chuyên gia hàng đầu.
- Ở miền Nam, bệnh nhân ung thư phổi có thể đến bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh, hoặc nếu có điều kiện hơn thì thăm khám ở bệnh viện đa khoa quốc tế Central Park, nơi được áp dụng kĩ thuật xạ trị chuẩn quốc tế.
Ung thư cổ tử cung nên ăn gì, kiêng gì?
Trong quá trình điều trị bệnh, sức để kháng của người bệnh giảm sút khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, cảm giác chán ăn, nôn, buồn nôn… khiến cho cơ thể ngày càng suy kiệt và “xuống dốc” trầm trọng. Vì thế, dinh dưỡng cho bệnh nhân là điều hết sức quan trọng đảm bảo sự sống còn cho bệnh nhân.
- Nên ăn nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều omega như cá hồi, cá trích, cá ngừ..
- Ăn nhiều rau xanh, các quả có màu xanh đậm.
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ đông lạnh, đồ quá cay, nóng…
- Hạn chế sử dụng chất kích thích, đặc biệt tránh xa thuốc và khói thuốc lá..
Phòng ngừa tái phát ung thư cổ tử cung thế nào cho hiệu quả?
Phòng ngừa tái phát ung thư cổ tử cung, người bệnh cần kết hợp các yếu tố như: Tinh thần tích cực, dinh dưỡng hài hòa và tập luyện cân bằng:
- Tinh thần tích cực: theo Đông y, tinh thần chính là chính khí. Với một tinh thần lạc quan nhất, tâm lý thoải mái ổn định thì bệnh nhân đã chiến thắng được hơn nửa với tử thần. Khi nội tâm vững vàng, tinh thần tích cực còn giúp cơ thể nâng cao hệ miễn dịch, tăng khả năng đề kháng của cơ thể.
- Dinh dưỡng hài hòa: dinh dưỡng giúp cấu thành nên cơ thể sống. Vì vậy, muốn cơ thể khỏe mạnh và có sức chống đỡ với bệnh tật, người bệnh cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ và vitamin cũng như nên kiêng các loại thức ăn không tốt
- Tập luyện cân bằng: thể dục thường xuyên giúp tăng cường lưu thông khí huyết, tạo điều kiện nâng cao hệ miễn dịch. Luyện tập thể dục vừa phải có tác dụng làm giảm nguy cơ bệnh tật. Do đó, bệnh nhân sau khi điều trị có thể tập luyện với mức độ phù hợp, vừa phải để giảm nguy cơ tái phát bệnh
- Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị và phòng tái phát ung thư cổ tử cung: Ngay nay, bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, nhiều người bệnh đã tin tưởng và sử dụng thêm các sản phẩm chức năng từ hoạt chất fucoidan Nhật Bản hỗ trợ điều trị trước, trong, sau quá trình điều trị ung thư cổ tử cung cho kết qủa khả quan