Mất tập trung trong công việc

Chứng mất tập trung ảnh hưởng tới cuộc sống như thế nào?


Khó tập trung vào công việc, đầu óc lơ đãng… là những biểu hiện thường thấy ở phần lớn nhân viên văn phòng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn xem đây là điều bình thường, trong khi đó chứng mất tập trung chính là một trong những dấu hiệu của suy giảm trí nhớ.

Nguyên nhân của chứng mất tập trung

– Tai biến lúc sinh: như sinh non tháng, thiếu oxi lúc sinh ( bị ngạt) làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ.

– Rối loạn chức năng của não: Các nhà nghiên cứu nhận thấy những vùng não của trẻ em và người lớn mắc chứng không tập trung-hiếu động có sự kém hoạt động trong việc chi phối kiểm soát các cử động và sự tập trung, và cũng nhận thấy rằng những người này có mức dopamine thấp hơn người bình thường. Hay chính xác hơn dopamine là chất dẫn truyền thần kinh giúp kích thích những vùng não này.

– Tiếp xúc với một số độc chất trong thời kỳ mang thai: như thuốc lá, rượu, ma túy, vì những chất này làm giảm sản xuất dopamine và các độc chất trong môi trường như dioxine, hydrocarbure benzen…cũng làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị hiếu động, kém tập trung.

– Tiếp xúc với kim lọai nặng như chì…

– Rối loạn giấc ngủ: Khi không dành đủ thời gian để đôi mắt và não bộ được nghỉ ngơi (khoảng 7-8 giờ/ngày), bạn dễ nổi nóng, đầu óc mụ mị, không hoàn thành công việc trong ngày như dự kiến… như là đương nhiên. Thiếu ngủ sẽ khiến bạn thiếu tập trung ở ngày hôm sau. Nếu tình trạng này kéo dài, bạn cần gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và chữa bệnh. Nếu ngủ không ngon giấc, không tỉnh táo khi tỉnh dậy, tính khí thay đổi thất thường, khó tập trung v.v. thì nên đi khám.

– Suy nhược: Thiếu tập trung là một trong những triệu chứng phổ biến của tình trạng suy nhược. Suy nhược có thể khiến chúng ta không thể làm việc hoặc học hành hiệu quả.

– Quá tải về công nghệ: Máy tính, di động, Iphone, Ipod… đều tác động đến khả năng tập trung. Ở phương diện nào đó, bộ não của chúng ta như một người thư ký, giúp chúng ta sắp xếp công việc, tổ chức thời gian nhưng càng cố kiêm nhiệm nhiều việc, não càng khó tập trung.

– Stress, Căng thẳng: Căng thẳng dễ khiến người ta mất tập trung nhất. Giới chuyên môn cho biết, “stress” tác động trực tiếp lên các trung tâm thần kinh nhận thức – nơi chịu trách nhiệm cho ra những suy nghĩ sắc bén, nhanh nhạy. Xem thêm: Cách giảm stress

– Lười vận động: Càng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tập luyện thường xuyên có thể giúp đầu óc trở nên nhanh nhẹn, sắc bén, tăng khả năng học hỏi và tăng trí nhớ. Nó hữu ích ngay cả với người mắc chứng rối loạn trí nhớ. Vận động còn giúp bạn tiêu hao bớt năng lượng dư thừa, tiêu hóa tốt, nhờ thế có giấc ngủ ngon hơn về đêm.

– Lạm dụng chất cồn hoặc thuốc: Phụ thuộc vào chất cồn và thuốc có thể làm cho chức năng của não bộ hoạt động kém. Ngay cả thuốc có bác sĩ kê toa cũng có thể ảnh hưởng, vì vậy bạn cần được khám bệnh.

– Thay đổi hoóc môn: Phụ nữ trong thời kỳ mang thai thường gặp rắc rối về tập trung và hay quên.

– Mãn kinh: Theo một nghiên cứu gần đây của Trung tâm Y khoa thuộc Trường đại học Rochester (Mỹ), thời kỳ mãn kinh có thể khiến phụ nữ có tinh thần kém sắc bén.

– Tuyến giáp có vấn đề: Tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả có thể làm cho hoạt động tế bào não bị thay đổi.

– Thiếu máu: Cơ thể yếu và suy kiệt có thể do thiếu tế bào máu đỏ vì oxy không được vận chuyển đến các mô. Thiếu máu có thể được chữa trị nhờ thay đổi thói quen sống và bổ sung dinh dưỡng.

– Tổn thương đầu: Một cú đánh trúng đầu khi chơi thể thao có thể gây rối loạn tạm thời. Những vết thương nghiêm trọng hơn như tai nạn xe có thể gây tổn thương vĩnh viễn. Cả hai tai nạn này đều có thể dẫn đến việc gặp khó khăn về sự tập trung.

– Những căn bệnh như Alzheimer có thể gây hư hại não, và mất trí nhớ ngắn hạn là một trong những dấu hiệu đầu tiên của căn bệnh Alzheimerz

Ảnh hưởng của chứng mất tập trung

– Bệnh mất tập trung có các biểu hiện rõ ràng như: khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin mới, trí nhớ suy giảm, rối loạn hoạt động hàng ngày và mất dần khả năng ghi nhớ trong công việc.

– Mất tập trung ở người lớn thường gặp ở những người hoạt động trí óc nhiều. Nhiều nhân viên văn phòng thường xuyên than phiền với các bác sĩ về khả năng tập trung, đôi lúc cảm thấy đầu óc trống rỗng, lơ mơ và tư duy dần kém đi. Họ gặp khó khăn trong công việc mà trước đó vẫn làm bình thường, căng thẳng trong suy nghĩ và thời gian hoàn thành công việc chậm chạp hơn cũng như hiệu quả giảm sút rõ rệt.

– Mất tập trung ở trẻ em thường gặp ở những em học sinh bị áp lực học tập lớn, hoặc mắc chứng bệnh “rối loạn tăng động giảm chú ý”.

– Điều này ảnh hưởng lớn đến công việc và học tập của người bệnh ngày càng trì trệ, làm giảm khả năng phát triển của bản thân. Thậm chí, mất tập trung lâu dài không cải thiện dễ dẫn đến bệnh mất trí nhớ Alzheimer, sa sút trí tuệ… Thống kê cho thấy mỗi năm có 10-15% bệnh nhân mất tập trung, suy giảm trí nhớ mức độ nhẹ tiến triển thành bệnh Alzheimer.

Điều trị chứng mất tập trung

Nguyên nhân hàng đầu của chứng mất tập trung là sự suy giảm Dopamin. Phosphatidylserin kích thích não sản xuất ra Dopamin cải thiện rõ rệt bệnh trầm cảm, thiếu tập trung. PS cũng chứng tỏ là một chất trị liệu hiệu quả đối với bệnh ADD (rối loạn thiếu chú ý) và ADHD (rối loạn tăng năng động chú ý).

Ngăn và chặn bệnh mất tập trung

Bệnh mất tập trung như là một “sát thủ” âm thầm tấn công người trẻ vì hầu hết người bệnh đều không thể hiện triệu chứng rõ ràng mà chỉ ảnh hưởng nhiều đến năng suất và hiệu suất làm việc.

Vì vậy cần phải ngăn chặn sớm, loại bỏ các yếu tố gây ra mất tập trung như thuốc lá, stress và thường xuyên vận động như chạy bộ, chơi thể thao…

Chế độ ăn hợp lý, bổ sung rau củ quả để cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho cơ thể cũng rất là quan trọng. Đặc biệt là nhữngthực phẩm chức năng bổ não để tăng cường sức khỏe cho não bộ hơn nữa.

Viết một bình luận