Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, tiểu đường, huyết áp cao… có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Vậy rối loạn tiền đình là bệnh gì và nguyên nhân là do đâu?
Rối loạn tiền đình là gì?
Tiền đình là bộ phận thuộc hệ thần kinh nằm ở phía sau ốc tai hai bên. Tiền đình có vai trò cân bằng cơ thể, duy trì trạng thái thăng bằng ở các tư thế, trong hoạt động, phối hợp các bộ phận cử động như mắt, tay, chân, thân mình…
Rối loạn tiền đình là tình trạng quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị rối loạn hoặc tắc nghẽn do dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương hay các tổn thương khác ở khu vực tai trong và não. Điều này khiến cho tiền đình mất khả năng giữ thăng bằng, cơ thể loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, quay cuồng, ù tai, buồn nôn… Những triệu chứng này lặp đi lặp lại nhiều lần, xuất hiện đột ngột khiến người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh.
Rối loạn tiền đình khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt
Nguyên nhân rối loạn tiền đình
Theo các chuyên gia, rất nhiều nguyên nhân rối loạn tiền đình, có thể kể đến như:
- Viêm dây thần kinh tiền đình: Do virus Zona, thủy đậu, quai bị…
- Rối loạn chuyển hóa: tiểu đường, tăng ure huyết, suy giáp…
- Hậu quả của một số bệnh: Phù nề vùng tai trong, viêm tai giữa cấp và mạn tính, chấn thương vùng tai trong, u dây thần kinh số VIII…
- Tác dụng không mong muốn của thuốc: streptomycin, gentamycin…
- Mắc bệnh lý liên quan đến não: bệnh đau nửa đầu, nhiễm trùng não, xuất huyết não, nhồi máu não, u não,…
- Say tàu xe, chịu ảnh hưởng của môi trường sống, stress
Cách điều trị
Rối loạn tiền đình ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt của người bệnh. Không những thế, nếu bệnh không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như thần kinh, huyết áp thấp, tim mạch, thậm chí đột quỵ. Do đó, chẩn đoán và điều trị rối loạn tiền đình sớm là hết sức cần thiết. Hiện nay, rối loạn tiền đình chủ yếu được điều trị theo các phương pháp:
- Điều trị dựa vào nguyên nhân gây bệnh: Rối loạn tiền đình do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Do đó, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh mà có chỉ định điều trị phù hợp.
- Sử dụng thuốc: Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý cụ thể của người, bác sĩ sẽ đưa ra các loại thuốc, thời gian, liều lượng dùng thuốc phù hợp.
Cách phòng tránh bệnh rối loạn tiền đình
Mặc dù là căn bệnh phổ biến, tuy nhiên chúng ta có thể phòng tránh rối loạn tiền đình hiệu quả bằng cách:
- Xây dựng một chế độ ăn uống đủ các dưỡng chất cần thiết (bột đường, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất). Song song đó, cần hạn chế mỡ động vật, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, chất kích thích (rượu bia, cà phê, thuốc lá…).
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Luyện tập thể dục đều đặn và hợp lý với những bài tập vừa phải, phù hợp với thể trạng như đi bộ, kéo giãn cơ thể, tập yoga, khiêu vũ, đạp xe đạp… ít nhất nhất 30 phút/ngày để nâng cao sức khỏe và hỗ trợ phục hồi hệ thống tiền đình một cách nhanh chóng.
- Thường xuyên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn cơ thể, tránh làm việc quá sức. Ngủ sớm và ngủ đủ giấc. Tránh stress/căng thẳng.
- Đối với những người bị tiền đình, cần thận trọng khi hoạt động vùng đầu cổ. Không nên quay cổ đột ngột hoặc thay đổi tư thế đứng lên ngồi xuống quá nhanh.
- Khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện những bệnh lý tiềm ẩn hoặc nguy cơ mắc các bệnh lý về não mà có thể bạn chưa biết.
- Bổ sung các sản phẩm chăm sóc trí não như viên uống PS-IQ
Hỗ trợ thần kinh, vận chuyển chất dinh dưỡng đến nãoTăng cường trí nhớ, tư duy và sự tập trungGiảm tình trạng stressGiảm trầm cảm và cải thiện tâm tính