Đôi khi bạn quên mọi thứ, phần đông chúng ta đều vậy. không những thế, giả dụ tính hay quên của bạn phát triển thành quá mức thì có thể bạn đang gặp khó khăn nguy hiểm về sức khỏe hơn là suy giảm trí nhớ thường ngày.
Khi nào chứng hay quên là dấu hiệu của bệnh?
Theo Mayo Clinic, các dấu hiệu ban đầu của chứng hay quên có thể là:
– Đặt những câu hỏi giống nhau lặp đi lặp lại
– Quên các từ thông dụng khi nói
– Dùng nhầm từ, ví dụ nói “giường” thay vì “bàn”
– Mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành các nhiệm vụ quen thuộc, như nấu ăn
– Đặt nhầm đồ ở những nơi không đúng, như cất ví vào ngăn bếp
– Bị lạc khi đi bộ hoặc lái xe trong khu vực quen thuộc
– Thay đổi tâm trạng hoặc hành vi mà không có lý do rõ ràng
Ngoài lão hóa, có nhiều thứ có thể gây ra các vấn đề về trí nhớ. Sau đây là 9 lý do phổ biến nhất gây mất trí nhớ:
1. Rối loạn tuyến giáp
Tuyến giáp hoạt động kém có thể là căn nguyên của các vấn đề về trí nhớ. Sau khi phân tích 13 nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã báo cáo kết luận rằng những người bị suy giáp tăng 56% nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức và tăng 81% nguy cơ mất trí nhớ.
2. Bị cơn đột quỵ thầm lặng
Theo một báo cáo được công bố trên tạp chí Harvard Women’s Health Watch, cứ 1 bệnh nhân đột quỵ biểu hiện rõ thì có đến 14 bệnh nhân mắc phải chứng “đột quỵ thầm lặng”.
Trong khi đột quỵ thông thường làm suy giảm các chức năng như tầm nhìn và lời nói, thì đột quỵ thầm lặng tác động đến các phần não không có triệu chứng rõ ràng, như các vùng lưu trữ trí nhớ.
Bị đột quỵ cũng có thể làm hỏng trí nhớ tạm thời hoặc vĩnh viễn.
3. Thận không hoạt động bình thường
Hay quên chưa chắc do già đâu, hãy mau đi khám những bệnh này1
Những người bị suy giáp tăng 56% nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức và tăng 81% nguy cơ mất trí nhớ
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Bệnh thận Mỹ, đã phân tích dữ liệu từ hơn 2.000 người, và phát hiện ra rằng, những bệnh nhân bệnh thận dạng albumin niệu, có nguy cơ bị suy giảm trí nhớ cao hơn 50% so với những người không bị tổn thương thận, theo Best Life.
4. Các bệnh về não
Một khối u hoặc nhiễm trùng trong não có thể gây ra các vấn đề về trí nhớ hoặc các triệu chứng giống như chứng mất trí nhớ, theo Mayo Clinic.
Vấn đề về trí nhớ ngắn hạn có thể xảy ra với khối u não ở bất kỳ giai đoạn nào, theo Luminahealth.
5. Các vấn đề về tim mạch
Bệnh tim và huyết áp cao có thể hạn chế lưu lượng máu đến não, theo Heart & Stroke Foundation. Điều này có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ và trí nhớ, theo Luminohealth.
6. Bệnh tiểu đường
Theo Đại học Nam California (Mỹ), bệnh nhân tiểu đường loại 2 có thể có nguy cơ cao bị suy giảm trí nhớ.
Người mắc bệnh tiểu đường, nếu kiểm soát tốt lượng đường trong máu, có thể làm giảm nguy cơ mất trí nhớ.
7. Bệnh đa xơ cứng
Theo Multiple Sclerosis Trust, khoảng 50% bệnh nhân đa xơ cứng cũng mắc chứng hay quên, quên cả những việc mới xảy ra hay những kế hoạch dự định.
8. Mất ngủ
Nếu không ngủ đủ giấc, cơ thể và não không thể hoạt động hết công suất.
Một nghiên cứu từ Đại học California, Berkeley (Mỹ), đã phát hiện ra rằng những người ngủ ít hơn 75%, khả năng nhớ những điều học từ đêm trước giảm đi 55%, theo Best Life.
Và những người ngủ kém sẽ nhớ được ít hơn.
9. Thiếu vitamin
Thiếu vitamin, như B1 và B12, có thể gây mất trí nhớ. Bộ não cần chất dinh dưỡng để duy trì các tế bào thần kinh và hồng cầu khỏe mạnh, theo Mayo Clinic.
Ngoài những bệnh trên, còn có một số nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ như bệnh Alzheimer, căng thẳng, buồn chán, đau khổ và uống rượu bia quá nhiều.
Nếu được chẩn đoán nhanh chóng, xác định được nguyên nhân, có thể khắc phục được chứng suy giảm trí nhớ, giúp bạn có cách điều trị thích hợp